Nghiên Cứu Nuôi Trồng Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps Militaris Trên Giá Thể Tổng Hợp Và Nhộng Tằm

Tạp chí khoa học công nghệ và lâm nghiệp: số 4 năm 2017

Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hằng, Bùi Văn Thắng

Trường Đại Học Lâm Nghiệp

Tóm Tắt

Nấm Đông trùng hạ thảo là các loài nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loài côn trùng.

Đến nay, đã phát hiện được hơn 400 loài nấm Đông trùng hạ thảo thuộc chi Cordyceps nhưng chỉ có 2 loài được chú trọng nghiên cứu nhiều nhất là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris do có giá trị dược liệu cao.

Ngoài tự nhiên, nấm Đông trùng hạ thảo thường được tìm thấy vào mùa hè, loài nấm C. sinensis phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao thuộc dẫy núi Hymalaya có độ cao trên 4000 m so với mực nước biển như vùng Tây Tạng (Trung Quốc), một số vùng Nepan và Butan; loài nấm C. militaris tìm thấy ở vùng núi thấp hơn, có độ cao 2000 – 3000 m, phân bố rộng (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á) (Wang, 1995; Sung, 1996; Li et al, 2006).  Loài nấm C. sinensis chỉ nuôi trồng thành công ở điều kiện hoang dã, đến nay vẫn chưa được nuôi trồng thành công trong điều kiện nhân tạo, do đó sản lượng nấm rất ít không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường (Li et al. 2006; Stone 2008; Dong et al. 2012). Loài C. militaris có hàm lượng các hoạt chất có hoạt tính sinh như cordycepin, mannitol, cordypolysaccarid, superoxide dismutise, axít amin, adenosine và nhiều thành phần khác tương đương, thậm chí còn cao hơn của loài C. sinensis, nhưng dễ dàng nuôi trồng thành công trong môi trường nhân tạo (Li et al. 1995; Dong et al., 2012).
Nấm Đông trùng hạ thảo (C. militaris) chứa rất nhiều hoạt chất dược liệu quý nên rất tốt cho cơ thể con người, giúp điều trị và bồi bổ cho các hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, hô hấp và hệ sinh dục của cơ thể (Ahn et al., 2000; Nan et al., 2001; Wang et al., 2006; Kim et al., 2006; Das et al., 2010).

Với giá trị dược liệu cao, nấm Đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên đang bị khai thác quá mức dẫn đến cực kì khan hiếm và giá cả vô cùng đắt đỏ.

Do bí mật về công nghệ mà đến nay có rất ít công bố về nuôi trồng nấm C. militaris, vì vậy việc phát triển các nghiên cứu về nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (C. militaris) trong điều kiện nhân tạo nhằm chủ động về công nghệ và tăng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng góp phần giảm giá thành sản phẩm để nhiều tầng lớp người tiêu dùng có thể tiếp cận đến sản phẩm Đông trùng hạ thảo cho việc chăm sóc sức khỏe là rất cần thiết.

Nuôi trồng nấm C. militaris trên giá thể tổng hợp và nhộng tằm trong điều kiện nhân tạo đã được nghiên cứu thành công.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nuôi cấy nấm C. militaris trên môi trường tổng hợp gồm 30g Gạo lứt/bình + 4% bột nhộng khô + 50 ml dịch khoáng (100 ml/l nước dừa + 200 g/l Khoai tây + 1 g/l vitamin B1 + 0,5 g/l MgSO4.7H2O + 0,25 g/l KH2PO4) cho số lượng quả thể cao (trung bình 55 quả thể/bình), hệ sợi phát triển nhanh (ăn kín bề mặt môi trường sau 7 ngày nuôi cấy), thời gian hình thành quả thể ngắn (sau 12 ngày nuôi cấy) và quả thể có kích thước lớn.

Nhộng tằm nguyên con đặt trên cơ chất (15 g gạo lứt/bình + 25 ml dịch khoáng) và phun dịch giống nấm lên bề mặt, cho hiệu quả nhộng tằm nhiễm nấm cao nhất (90%), hệ sợi phát triển nhanh và hình thành quả thể tốt. Điều kiện nuôi cấy cho hệ sợi nấm phát triển và hình thành quả thể là ở nhiệt độ không khi 22 độ C, cường độ chiếu sáng 1000Lux, thời gian chiếu sáng 14 giờ/ngày và độ ẩm không khí 85%. Kỹ thuật này có thể áp dụng để sản xuất quả thể nấm C. militaris đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo hiện nay.

Xem chi tiết “tại đây”

Ảnh minh họa Nuôi Nấm Đông Trùng Hạ Thảo

______________________

Tham khảo nhà cung cấp sản phẩm Peptone ứng dụng nuôi cấy vi sinh vàc:

  • Công Ty TNHH MTV Eco Bio
  • Hotline: 0866.818.909
  • Website: ecobio.vn